Những điều cần lưu ý khi thuê nhà trong ngõ hẻm

Hợp đồng thuê có cần công chứng hay không? Nếu có, thì ai chịu phí công chứng?
I. Những lưu ý khi tìm thuê nhà

Trước khi đến xem nhà:

Liên hệ trước khi đến xem nhà, xác nhận người đang liên hệ chủ nhà hay nhà môi giới.

Là chủ nhà: Nếu là chủ nhà thì hỏi các thông tin cơ bản như địa chỉ cụ thể, giá phòng, tiền điện, nước, ….

Là nhà môi giới:

Xác định phí dịch vụ (nếu có) khi dẫn đi xem nhà, nếu tốn phí tốt nhất nên tìm tài sản khác hoặc chỉ đồng ý trả phí nếu thuê được nhà.

Tránh trả phí dịch vụ tìm nhà trước khi thuê được nhà hoặc phải có hợp đồng dịch vụ tìm nhà, trong hợp đồng có điều khoản phải hoàn tiền nếu không tìm được nhà trong khoảng thời gian (10 ngày) từ ngày ký, để tránh trường hợp người môi giới nhận tiền nhưng không tìm nhà hoặc khất lần không muốn hoàn trả.

Khi đến xem nhà:

Khi tìm nhà, các bạn cần phải lưu ý đến hướng nhà, vị trí cửa sổ, cảnh quan xung quanh, phải đảm bảo rằng không gian sống thoải mái, rộng rãi, thoáng đãng và tiện nghi.
Phải kiểm tra hệ thống điện, nước trước khi thuê nhà.
Hỏi hàng xóm, cư dân sống xung quanh để xem tình hình ngập lụt, an ninh hay xung quanh có ồn ào không.
Cần xem xét nơi thuê có gần trường học hay nơi làm việc của bạn không để giảm thiểu thời gian và chi phí di chuyển.
Nên đến xem nhà nhiều lần vào các thời điểm khác nhau trong ngày để có cái nhìn toàn cảnh về nơi mình sẽ sinh sống.
II. Những điều cần chú ý khi lập hợp đồng thuê nhà:

1. Xác minh chủ nhà: Cần yêu cầu chủ nhà trình chứng minh thư nhân dân, giấy quyền sở hữu nhà, phiếu thuế nhà hoặc bản sao đăng ký để xác nhận tư cách thực của chủ nhà là chủ nhà hoặc là chủ nhà thứ 2 ( nếu là chủ nhà thứ 2, cần yêu cầu người đó trình bản hợp đồng với chủ nhà, tìm hiểu rốt cuộc có thỏa thuận nghiêm cấm cho người khác thuê lại hay không.

2. Tiền thuê: Tiền thuê là bao nhiêu? Nộp lúc nào? Thời hạn thuê bao lâu? (tốt nhất là bắt đầu từ ngày… tháng … năm … đến ngày … tháng … năm …)? Trị giá bao nhiêu? Phương thức chi trả tiền thuê? Nếu thuê dài hạn có thể thỏa thuận với chủ nhà để giảm tiền thuê.

3. Tiền đặt cọc: Có cần chi tiền đặt cọc (tiền đảm bảo) hay không? Trị giá bao nhiêu? (Tiền đặt cọc tốt nhất không quá 2 tháng tổng tiền thuê)? Lúc nào có thể không thuê nữa và được hoàn tiền đặt cọc?

4. Các chi phí khác: Tiền điện, tiền nước, internet, cáp và những chi phí phát sinh khi sử dụng nhà trong thời gian thuê (quỹ công cộng, phí quản lý, thuế …) do ai chịu? Nên kiểm tra lại số điện và số nước trước khi chuyển vào ở, để chắc chắn rằng tiền điện, nước tháng sau của bạn được tính đúng.

5. Chấm dứt hợp đồng: Thời gian thuê chưa hết hạn có thể không thuê nữa được không? Cần phải báo trước bao nhiêu ngày? Có thỏa thuận về trách nhiệm vi phạm hợp đồng(chấm dứt thuê trước thời hạn) hay không? Thời gian được hoàn lại tiền đặt cọc (nếu có). Chủ nhà lấy lại nhà không cho thuê nữa phải báo trước bao lâu và nếu chủ nhà phá vỡ hợp đồng phải bồi thường bao nhiêu?

6. Thiết bị gia dụng: Chủ nhà cung cấp những đồ gia dụng và thiết bị nào, tình hình sử dụng của chúng ra sao? Đối với những thiết bị hiện tại không tốt thì tốt nhất có thể chụp ảnh làm bằng chứng, để tránh không có chứng cứ về sau.

7. Những ràng buộc đặc biệt: Xác định chủ nhà có yêu cầu giới hạn đặc biệt nào không? Ví dụ như có được nuôi vật nuôi hay không? Được kinh doanh buôn bán trong nhà? Người vi phạm có trách nhiệm vi phạm hợp đồng hay không?

8. Quyền hạn sử dụng: Nếu cùng sống với chủ nhà, quyền hạn và phạm vi sử dụng khu vực công cộng?

9. Trong nội dung hợp đồng có chỗ nào sửa, hai bên cần đóng dấu hoặc cùng ký tên, để tránh xảy ra tranh chấp trong tương lai.

10. Ký xong hợp đồng, hai bên mỗi bên giữ 1 bản.

11. Hợp đồng thuê có cần công chứng hay không? Nếu có, thì ai chịu phí công chứng?

12. Nguyên tắc thuê nhà ở cần hỏi nhiều, xem nhiều, so sánh nhiều mới có thể tìm được phòng thích hợp nhất.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *